Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Nông dân vô tư bán hàng ngàn héc ta đất mặt

Người dân ở các phường 7, phường 10, phường 3, phường 5... của thành phố Sóc Trăng, xã An Ninh (huyện Châu Thành), Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên), phải chứng kiến và chịu sự tra tấn khủng khiếp của hàng chục xe ben chở đất hoạt động suốt ngày đêm.
Ở đường tỉnh lộ 8 nối từ ngã ba Trà Tim (phường 10, TP Sóc Trăng) sang thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên), hoạt động khai thác đất mặt ruộng cũng diễn ra khá rầm rộ khiến cho cả đoạn đường này chìm ngập trong bụi.


Nhiều gia đình ở đây khốn khổ vì bụi, và tiếng ồn khi xe hoạt động.
Theo lý giải của người dân, bà con phải bán lớp đất mặt ruộng là do đất gò cao, sản xuất lúa không hiệu quả cho nên mới bán lớp đất này nhằm hạ thấp mặt ruộng, vừa cải tạo đất vừa có tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu cho vụ lúa tiếp theo.
Bà Võ Thị Lệ ở phường 5, nói: “Xe chạy suốt ngày để vận chuyển đất mặt ruộng, toàn là xe ben chở đầy đất, nhả khói mù mịt, đất rơi vãi trên các đoạn đường đoàn xe đi qua.
Tới các ngã ba, ngã tư, đoàn xe này cứ lao qua vùn vụt khiến người đi đường vô cùng lo sợ. Vào mùa khô, xe chạy tới đâu bụi mịt mù tới đó, bà con ở hai bên đường khổ lắm.
Nhiều nhà đóng cửa suốt ngày, bữa ăn cũng vội vàng vì bụi, quần áo, đồ đạc lúc nào cũng bám đầy bụi. Nhà cửa rung bần bật mỗi khi xe chạy qua”.
Một nông dân ở phường 10 cho biết, năm nay không bán theo diện tích mà bán theo xe, mỗi xe từ 300.000 - 400.000 đồng, chủ khai thác lấy bao nhiêu xe trả bấy nhiêu tiền.
Còn người dân ở xã An Ninh (huyện Châu Thành) nói: “Ở khu vực này một chủ lò gạch đã mua hết rồi.
Ở đây chúng tôi không bán xe mà bán đứt ruộng cho chủ lò gạch, họ muốn lấy bao nhiêu là quyền họ bởi đất đó đã thuộc về họ”.Hệ lụy Tỉnh Sóc Trăng hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Mỗi năm, các cơ sở này “ngốn” hàng triệu mét khối đất để sản xuất gạch, ngói.
Ngoài ra, việc san lấp mặt bằng cũng cần đến hàng triệu mét khối đất/năm. Số đất khổng lồ đó được lấy chủ yếu từ đất ruộng.
Hằng năm, cứ bước vào mùa khô, hoạt động khai thác đất mặt ruộng diễn ra rầm rộ.
Từng đoàn xe ben hoạt động hết công suất, chạy ngày chạy đêm, thi nhau “xẻ thịt” những thửa ruộng ở nhiều địa phương trong tỉnh khi những thửa ruộng ấy vừa mới thu hoạch lúa xong.
Theo chuyên gia, việc các thửa ruộng bị khai thác hết lớp đất mặt màu mỡ sẽ để lại nhiều hệ lụy lâu dài, lợi bất cập hại.
Khai thác mất lớp đất mặt là lớp đất chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, năng suất lúa giảm, sâu bệnh nhiều hơn, chi phí sản xuất tăng.
Đại diện Sở TN&MT Sóc Trăng cho rằng, việc khai thác, lấy tầng mặt của đất trồng lúa sẽ làm hủy hoại đất, giảm năng suất lúa và ảnh hưởng đến việc sản xuất của các hộ dân xung quanh.
Vì vậy, từ những năm trước, Sở đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường phối hợp các ban, ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện xử lý những trường hợp tự ý khai thác, lấy tầng mặt đất trồng lúa, có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất.
Tình trạng khai thác đất mặt vẫn diễn ra liên tục. Nhiều diện tích đất lúa đã bị bán đứt phục vụ cho các nhu cầu khác. Chính quyền địa phương không biết hay “làm ngơ” cho hoạt động bán đất trái phép trên?
Chỉ cho chúng tôi xem một số xe đang khai thác đất ngoài ruộng xa, một phụ nữ người dân tộc Khmer nói: “Ở đây nhiều nhà bán đất cho chủ lò gạch.
Gia đình tôi cũng bán hết mười mấy công (mỗi công là 1.000m2), mỗi công 50 triệu đồng”. Trả lời lý do bán đất, chị cho biết:
“Hồi trước bán bề mặt, sau đó dù đầu tư nhiều nhưng làm lúa không trúng, bị lỗ nên chúng tôi bán hết đất để chuyển qua nuôi bò”.
Nguồn:(Tổng hợp Internet)
Chúng tôi chuyên san lắp mặt bằng tại phú quốcsan lắp mặt bằng tại vũng tàusan lắp mặt bằng tại TPHCMmột cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất, đảm bảo sự hài lòng quý khách hàng khi hoàn thành dự án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét