Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Kiến trúc nhà ga thời Pháp ở Việt Nam

Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Đây được xem là nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên.        
Nhà ga đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga hiện đang là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Thành Phố Đà Lạt – Trại Mát dài 7km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.
Theo một tư liệu lịch sử cho biết dự án xây dựng tuyến đường sắt từ Tháp Chàm đi Đà Lạt được toàn quyền Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1908, đến năm 1922, Công ty thầu khoán Á Châu được ủy nhiệm nghiên cứu làm đoạn đường xe lửa răng cưa Kroongpha - Dran theo kiểu Thụy Sỹ, với đoạn đường sắt răng cưa dài khoảng 10km, vượt độ cao 1.000m của đèo Sông Pha với độ dốc 12% để đến đất Dran của Lâm Đồng.
 Kể từ khi có nhà ga Đà Lạt thì số lượng khách du lịch đến với thành phố du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng nhiều. Khi đó, trên mỗi chuyến tàu, ngoài toa vận chuyển hàng hóa còn có 3 toa chở khách, và những toa chở khách này cũng được phân ra theo 3 hạng khác nhau.
Sau khi người Pháp rời Việt Nam, việc chạy tàu từ Đà Lạt đi Tháp Chàm vẫn được duy trì. Đến thời Mỹ chiếm đóng, tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ việc vận chuyển thiết bị cho chiến tranh nên đã bị quân giải phóng cắt đứt và nhà ga này ngừng hoạt động năm 1972. Có 3 tuyến đường được khai thác lúc bấy giờ là : Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.Sau giải phóng, tuyến đường sắt này được khôi phục và chính thức kéo còi vào ngày 19-5-1975, nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác.
 Mô tả
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
Hình dáng nhà ga giống núi Langbiang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m. Nếu đem so sánh, kiến trúc Ga Đà Lạt tựa như nhà ga miền Nam nước Pháp với phần nhô ra từ nóc và thụt vào phía chân theo hướng thẳng đứng. Nhà ga có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang – đỉnh núi cao nhất vùng. Phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt.    
Tuyến đường sắt nhà Ga xây dựng từ năm 1932 là đường ray và đầu máy răng cưa. Tuyến đường dài 84km và 16km đầu máy. Lúc bấy giờ, đường ray răng cưa và đầu máy răng cưa được xem là độc đáo nhất thế giới. Vì phải lên Đèo Ngoạn Mục để có thể lên thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt phải xây dựng qua nhiều hầm chui, phía sau phải có đầu tàu đẩy. Các kiến trúc đã xây dựng đường ray ròng rã suốt 10 năm và phải tốn chi phí cao gấp 2, 3 lần bình thường.
 Đường sắt răng cưa Sông Pha-Đà Lạt được thiết kế theo kiểu Thuỵ Sĩ. Đường sắt có 3 đường ray. Một nằm giữa được thiết kế có răng cưa để tàu có thể leo dốc an toàn. Đây là kiểu đường sắt chỉ có ở Đà Lạt và Thuỵ Sĩ. Hiện nay, cả tuyến đường sắt Đà Lạt không còn dấu tích các đoạn răng cưa.

 Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà là nhà ga phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi. Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây chính là điểm hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi. Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.
Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở VN; năm 2001 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.   
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron  thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
Nha Ga Da Lat
Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Bian, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.  
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.
     
Tuyến đường sắt của ga Đà Lạt dài 84km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16km. Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.
     
Hiện nay, tuyến đường sắt Đà Lạt vừa khôi phục lại 7km để phục vụ khách du lịch. Du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan rất đông, năm 1998 có 7.984 lượt khách, năm 1999 đón 8.446 du khách và năm 2002, chỉ 10 tháng nhà ga đã đón 7.375 khách, trong đó 3.060 du khách ngoại quốc. Ga Đà Lạt còn là nhà ga “cao nhất” Việt Nam, vì nó nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Hiện nay, cùng với nhà ga Hải Phòng, ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.
       
Lâu nay du khách đến Đà Lạt muốn dạo chơi phố núi thường đi bộ, đạp xe đạp, đi xe ngựa hoặc chạy vespa cổ... nay lại có thêm thú đi xe lửa cổ. Ngồi trên những toa tàu hỏa cổ chạy từ từ men theo các triền núi, trại hoa, xóm làng, đồi thông... du khách sẽ có cơ hội được khám phá thêm nhiều vẻ đẹp đầy quyến rũ ở thành phố trên cao nguyên này.
     
Nhằm biến Đà Lạt thành một thiên đường nghỉ dưỡng ở xứ Đông Dương, năm 1908, người Pháp đã cho xây dựng một tuyến đường sắt dài 84 km từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) lên Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Để đoàn tàu có thể lên được độ cao ấy người ta đã thiết kế thêm những đoạn đường sắt có răng cưa nhằm tạo độ bám cho tàu. Và đây cũng chính là loại đường sắt độc đáo nhất thế giới thời bấy giờ.
                 
Nha Ga Da Lat
              Chiếc đầu máy tàu hỏa cổ chạy bằng hơi nước ở ga Đà Lạt.
Nha Ga Da Lat
                Ga Đà Lạt được đánh giá là nhà ga đẹp nhất vùng Đông Dương do hai kiến trúc sư
                người Pháp là Moncet và Revéron xây dựng từ năm 1932 đến 1938.
Nha Ga Da Lat
                Phòng bán vé tàu tại ga Đà Lạt.
Nha Ga Da Lat
                Những toa tàu cổ được phục chế thành đoàn tàu du lịch theo đúng kiểu dáng của đoàn tàu từng chạy trên tuyến
                Đà Lạt-Tháp Chàm (Ninh Thuận) ở những năm 30 của thế kỉ trước.
Nha Ga Da Lat
                Không gian nội thất của ga được chiếu sáng lung linh bởi các ô cửa kính nhiều màu sắc.
Nha Ga Da Lat
                Vẻ đẹp sang trọng mang phong cách cổ điển của phòng chờ ga Đà Lạt.
Nha Ga Da Lat
                Du khách nước ngoài khám phá phố núi Đà Lạt bằng xe lửa cổ.
Nha Ga Da Lat
                Một du khách chiêm ngưỡng phong cảnh Đà Lạt từ tàu hỏa.
Nha Ga Da Lat
                Đường xe lửa Đà Lạt là tuyến đường sắt duy nhất trên vùng cao nguyên miền Trung Việt Nam.
Nha Ga Da Lat
                Đà Lạt nổi tiếng với những trại hoa, trại rau xanh nằm trên các sườn đồi.
 Cùng với việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao nguyên, năm 1932, hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron cũng bắt tay thiết kế ga Đà Lạt. Nhà ga này được xây dựng trong 6 năm, từ 1932 đến 1938, và được đánh giá là nhà ga đẹp nhất vùng Đông Dương thời bấy giờ. Về mặt kiến trúc, ga Đà Lạt được thiết kế giống các nhà ga ở vùng miền Nam nước Pháp. Tuy nhiên, để phù hợp với yếu tố văn hóa của địa phương, các nhà thiết kế đã khéo léo thể hiện phần mái của nhà ga với ba chóp mái vút cong tượng trưng cho ngọn Lang Biang hùng vĩ của Đà Lạt, còn phần mái thấp bên dưới choãi ra như các sườn núi. Không gian nội thất của ga được chiếu sáng lung linh bởi các ô cửa kính nhiều màu. Đây chính là phòng chờ cho hành khách, một không gian rộng lớn với các góc cạnh và đường nét ngay hàng thẳng lối tạo dáng vẻ uy nghi, cao lớn, đường bệ nhưng cũng vừa giản dị và gần gũi với người bản xứ.
     
                 
Ga Đà Lạt được xem là nhà ga độc đáo nhất Việt Nam với nhiều kỉ lục như: Nhà ga độc đáo nhất; Nhà ga đẹp nhất; Nhà ga cao nhất; Nhà ga cổ nhất (cùng với ga Hải Phòng); Nhà ga có đầu máy chạy bằng hơi nước duy nhất.
     
Đến giữa thập niên 60 của thế kỷ XX, tuyến đường sắt Phan Rang - Tháp Chàm và Đà Lạt ngưng hoạt động do chiến tranh. Từ năm 1991, ngành đường sắt Việt Nam đã cho khôi phục lại khoảng 7km đường sắt đoạn từ ga Đà Lạt tới Trại Mát để phục vụ du lịch. Hiện nay, Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn đã đầu tư đưa vào sử dụng đoàn tàu cổ 4 toa được phục chế thành đoàn tàu du lịch theo đúng kiểu dáng của đoàn tàu từng chạy trên tuyến Phan Rang - Tháp Chàm và Đà Lạt vào những năm 30 của thế kỉ trước. Đặc biệt, năm 2001, công trình nhà ga Đà Lạt chính thức được công nhận là Di tích kiến trúc cấp Quốc gia. Chị Margarite, một du khách người Pháp có mặt trên chuyến tàu cổ của phố núi Đà Lạt thổ lộ: “Tôi đã tham quan nhiều nước ở Đông Nam Á nhưng chưa thấy nhà ga nào cổ kính và có kiến trúc đẹp như vậy”.
        Cuộc hành trình của chuyến xe lửa cổ chỉ dài chừng 7 cây số nhưng khác xa với các cuộc hành trình đi xe lửa thông thường mà du khách đã từng đi ở đồng bằng. Trên đoạn đường này, qua những ô cửa của toa tàu cổ, du khách sẽ được tận mắt khám phá vẻ đẹp đầy quyến rũ của Đà Lạt với những trang trại trồng hoa rực rỡ các sắc màu, những ngôi biệt thự cổ sang trọng nằm ẩn mình dưới tán rừng thông xanh, những ngọn đồi và dốc nhấp nhô như sóng biển, những rừng thông vi vu trong gió và cả những con dốc nhỏ lượn quanh lúc ẩn lúc hiện trong phố phường Đạt Lạt...
        Được biết, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông - Vận tải) cũng đang có kế hoạch khôi phục lại toàn bộ tuyến đường sắt Phan Rang - Tháp Chàm và Đà Lạt như trước đây. Hi vọng, trong tương lai không xa, du khách sẽ được khám phá Đà Lạt nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung qua hành trình của tuyến đường xe lửa độc đáo nối liền từ đồng bằng lên vùng cao nguyên trung phần Việt Nam.
  Sưu tầm (nguồn vietnam.vnanet.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét