Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn

 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Khu phố cổ Hà Nội có rất nhiều nhà sâu và hẹp nằm san sát nhau, buôn bán kinh doanh ở mặt tiền tầng một, gia đình sống ở các tầng trên. Công trình được cải tạo nằm trên khu đất 85 m2 (mặt tiền 2,8 m, sâu 33 m). Theo thiết kế cũ, ngay giữa nhà là cầu thang bê tông chia nhà thành các phòng trước, phòng sau. Do gió không thông thoáng giữa các phòng nên không gian tối, ẩm thấp và không thoải mái khi sinh hoạt.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Ngôi nhà nằm trên khu phố có rất ít cây xanh do đường hẹp, vỉa hè hạn chế, chật chội. Tuy nhiên, các kiến trúc sư đã đem lại không gian sống thoáng sáng cùng với sự xuất hiện của cây xanh tại nơi từng chỉ nhìn thấy ngoài cửa sổ là bê tông, tường gạch. KTS thiết kế chính: Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, KTS tham gia: Nghiêm Đặng Kiều Oanh, Đỗ Minh Thái.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Các vườn nhỏ có thiết kế thẳng đứng là điểm cuối của tầm nhìn tạo không gian xanh và luôn có ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Tầng một được cho thuê, không gian sinh hoạt của gia đình ở các tầng trên. Lối đi lên là cầu thang bộ và thang máy được bố trí phía cuối nhà để mở rộng diện tích cho thuê. Khi lên tầng 2, chủ nhà sẽ cảm nhận được chiều sâu của không gian phòng khách với tầm nhìn thẳng ra khu vườn nhỏ.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Do thiết kế các không gian giao thông chính, giếng trời, tận dụng tối đa các tầm nhìn nên gia chủ sẽ cảm thấy không gian rộng rãi hơn.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Giếng trời ở giữa hệ thống cầu thang bộ và hệ thống thang máy giúp đem lại ánh sáng và thông gió cho các phòng trong nhà.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Cây xanh được trồng ngoài mặt tiền và trên mái nhà làm dịu nhẹ cái nóng gay gắt mùa hè và giúp gia chủ tận hưởng không gian với thiên nhiên cây cối.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Các lam ngang được thiết kế ngoài mặt tiền để gia chủ có sự riêng tư cần thiết tại khu phố cổ chật chội. Các nhánh cây mọc len qua các khe lam, tỏa bóng mát cho đường phố.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Nhờ tận dụng ánh sáng, gió tự nhiên và trồng cây xanh, ngôi nhà ống hẹp trong phố cổ này luôn có không gian sống dễ chịu.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Nội thất trong nhà được thiết kế đơn giản cả về màu sắc và kiểu dáng đem lại cảm giác bình yên, gọn gàng và rộng rãi.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Để giảm thiểu tải trọng lên hệ thống kết cấu cũ, cầu thang bê tông được thay thế bằng cầu thang thép, bậc gỗ thoáng nhằm giúp không gian dưới cầu thang cũng có ánh sáng chiếu vào.
 
 
Cải tạo nhà phố cổ Hà Nội sáng hơn
 
   Hành lang kính kết nối các phòng phía trước và các phòng sau nhà làm nhẹ khung kết cấu và mang ánh sáng cho các tầng dưới
Nguồn: trích Internet
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau : Thiết kế kiến trúc TPHCMthiết kế kiến trúc tại phú quốcthiết kế kiến trúc tại vũng tàusan lắp mặt bằng tại phú quốcsan lắp mặt bằng tại vũng tàusan lắp mặt bằng tại TPHCM

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Các ngôi trường có kiến trúc đẹp và độc đáo

 ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore
XONGCNNgỡ ngàng với kiến trúc đẹp mê ly của 5 trường ĐH thế giới
 Khoa Nghệ thuật, Thiết kế và Truyền thông nằm trong khuôn viên ĐH Nanyang, Singapore được mở ra năm 2006, là một tòa nhà 5 tầng nằm giữa rất nhiều cây cối. Ngôi trường này cũng từng nhận giải thưởng Green Mark Platinum Award từ BCA (Building and Construction Authority) cho thiết kế vững chắc và tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, phần mái được trồng cỏ ở trên, tạo nên một khung cảnh xanh mướt, hòa hợp với nền đất tạo cho người xem cảm giác như thể cỏ mọc từ đất lên.
XONGCNNgỡ ngàng với kiến trúc đẹp mê ly của 5 trường ĐH thế giới
 Không chỉ có thế, tòa nhà còn có tường kính hiện đại và hồ nước được thiết kế độc đáo kết hợp cùng mái nhà tạo ra không gian mở, mát mẻ, cách nhiệt cho tòa nhà và tận dụng nước mưa để tưới cho cây trồng.
 Viện Công nghệ Massachusetts, Mĩ
 Trung tâm Máy tính, Thông tin và Khoa học Trí tuệ Stata tại MIT được thiết kế bởi nhà kiến trúc Frank Gehry với kiểu kiến trúc siêu thực, phiêu lưu đặc trưng của ông.
XONGCNNgỡ ngàng với kiến trúc đẹp mê ly của 5 trường ĐH thế giới
 Trung tâm này gồm những tòa tháp nghiêng có những góc tường và hình dáng lạ kì. Nơi đây có nhiều lớp học, cơ sở vật chất để nghiên cứu, cơ sở thể dục thể thao, một trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em và một khán phòng lớn.
 ĐH Newyork, Mĩ
XONGCNNgỡ ngàng với kiến trúc đẹp mê ly của 5 trường ĐH thế giới
 Khi nhìn vào vẻ ngoài tuy mờ nhạt nhưng không kém phần thanh lịch của Khoa Triết học ĐH Newyork, khó ai có thể đoán được điều kì diệu ẩn bên trong. Được thiết kế bởi nhà thiết kê Steven Holls, nội thất khoa được cải tạo với những cầu thang trắng gắn liền với lan can có những lỗ được đục sẵn để ánh sắng chiếu qua, tạo nên những chiếc bóng thú vị. Kiến trúc này cũng tạo  ra những hiệu ứng ánh sáng thay đổi theo mùa và theo từng giờ trong ngày.
 ĐH Arcadia, Mĩ
XONGCNNgỡ ngàng với kiến trúc đẹp mê ly của 5 trường ĐH thế giới
 Đối lập với nhiều tòa nhà hiện đại hiện nay, lâu đài Grey Towers là một niềm tự hào cổ kính của sinh viên ĐH Arcadia. Được bắt đầu xây dựng vào năm 1893, tòa lâu đài từng là tài sản tư của William Welsh Harrison trước khi được trường mua lại vào năm 1929.
 Grey Towers được đồn là có những lối đi bí mật sau các lò sưởi và một lọat đường hầm dưới lòng đất được xây để kết nối tòa nhà chính với bên ngòai. Hiện nay, lâu đài này dùng để làm văn phòng cho rất nhiều tổ chức trong trường, và trở thành 1 phần kí túc xá dành cho sinh viên.
 Cao đẳng Nghệ thuật Victorian, Úc
XONGCNNgỡ ngàng với kiến trúc đẹp mê ly của 5 trường ĐH thế giới
 Hầu hết các tòa nhà của Cao đẳng nghệ thuật Victorian tại Melbourne đều mang vẻ trang nghiêm, cổ kính. Tuy nhiên, khi bắt gặp mặt trước của Khoa Kịch, mọi người chắc hẳn sẽ đều thấy rõ đây là một nơi dành cho và tràn đầy sự sáng tạo. Thiết kế đầy màu sắc này được tạo nên bởi Castles Stephenson và công ty Turner Pty Ltd / Edmond & Corrigan.
 Theo Ngọc Anh/Baodatviet.vn

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Kiến trúc Nhật Bản - Bài học Kiến trúc hiện đại Việt Nam?

Trên nửa thế kỷ qua, kiến trúc Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên nhiều thế hệ kiến trúc sư nước ta. Trước tiên ở miền Nam trong những năm 1960-1970 rồi lan dần ra cả nước sau 1975 cùng với đà hội nhập của đất nước vào khu vực và thế giới. Ngày nay, phải nói không một kiến trúc sư (KTS) nào mà lại không biết đến những tên tuổi lớn của kiến trúc hiện đại nhật bản, như Kenzo Tange, Fumihiko Maki, Tadao Ando… Phải chăng kiến trúc Nhật Bản là bài học lớn trong xu thế tìm kiếm một nền ‘kiến trúc hiện đại bản địa’ phù hợp cho Việt Nam? 
kien truc dep 24h

Phương châm: “Khoa học Phương Tây, Tâm hồn Nhật Bản”

Thế hệ kiến trúc chúng tôi vào cuối những năm 1950 ở Sài Gòn chỉ được đào tạo theo giáo trình hoàn toàn theo khuôn mẫu Trường Mỹ thuật Pháp (Beaux-Arts). Các thầy là người Pháp, người Việt được đào tạo ở Pháp về, hoặc từ trường Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội cũ di cư vào Nam. Nghệ thuật kiến trúc thời đó lấy phương Tây làm trung tâm. Nội dung phần cổ điển học hầu như chỉ nói về kiến trúc Hy Lạp-La Mã, các nước Tây Âu như Italia, Pháp, Anh… Người ta chỉ nhắc qua kiến trúc cổ Trung Hoa, Ấn Độ và đề cập sơ sài một vài công trình cổ Việt trong môn lịch sử kiến trúc. Chúng tôi mù tịt về kiến trúc Việt Nam, Châu Á, cũng như hiểu biết rất mơ hồ về Nhật Bản.
Chỉ vào đầu những năm 1960 khi lên các lớp cao hơn, do yêu cầu phải thiết kế những đồ án kiến trúc hiện đại, qua tham khảo sách báo kiến trúc Âu Mỹ, chúng tôi mới phát hiện và tiếp cận được một trào lưu kiến trúc hiện đại rất sáng tạo của người Nhật.
Một nền kiến trúc mà cổ truyền thì rất gần gủi kiến trúc Việt Nam, và bước vào thời đại mới là những công trình hiện đại rất độc đáo, từng làm thế giới ngỡ ngàng và thán phục, nhưng sao chúng vẫn phảng phất đường nét và đặc điểm phương Đông.
Tò mò tìm hiểu sâu hơn qua tham khảo giáo trình kiến trúc đại học Nhật Bản, tôi nhìn thấy họ làm rất khác ta. Chương trình học những năm đầu cho sinh viên kiến trúc nặng về văn hóa-mỹ thuật Nhật Bản và nghiên cứu đào sâu kiến trúc gỗ truyền thống dân gian. Sinh viên Nhật được học rất kĩ về kỹ thuật xây lắp bằng gỗ và nghệ thuật cảnh quan. Các năm học sau mới học lịch sử và kỹ thuật kiến trúc phương Tây.
Chính đó là lý do tại sao KTS Nhật Bản vừa được trang bị vốn văn hóa dân tộc vững vàng, vừa nắm bắt tường tận kỹ thuật phương Tây. Công trình họ thiết kế rõ ràng không thua kém ai mà vẫn đậm nét châu Á.
Thì ra, cả trong đào tạo kiến trúc, người Nhật Bản đã áp dụng triệt để phương châm “kỹ Tây – hồn Nhật”, trước học văn hóa-mỹ thuật Nhật Bản và Châu Á, sau đó mới tiếp thu có chọn lọc văn hóa, kỹ thuật phương Tây.
kien truc dep 24h
  Khu tưởng niệm Hiroshima

Kiến trúc hiện đại và các tên tuổi lớn KTS Nhật Bản

Gây ấn tượng nhất đối với chúng tôi suốt nửa thế kỷ qua là các công trình của cây đại thụ của kiến trúc Nhật Bản cũng như của thế giới là KTS Kenzo Tange. Ông hoàn toàn được đào tạo tại Nhật Bản và là nhà thiết kế kiến trúc tiền phong đã thành công đưa bản sắc Nhật Bản vào kiến trúc mới. Trên nửa thế kỷ qua ông đã thực sự để lại dấu ấn lớn trong nền kiến trúc hiện đại với nhiều công trình xây dựng tại khắp nơi trên thế giới. Khởi đầu là Khu tưởng niệm Hiroshima, Toà thị chính Karaiusi từ những năm 1950, đến Nhà thi đấu Olympic Tokyo 1962, Nhà thờ Saint-Mary, Triển lãm Osaka những năm 1960-70, rồi Toà thị chính Tokyo kiểu hậu-hiện đại. Hướng về thế kỷ 21 với đề xuất Quy hoạch xây dựng vùng Vịnh Tokyo, Quy hoạch tổng thể hậu-công nghiệp cho quần đảo Nhật Bản…
Ông đã sang Việt Nam mấy lần vào những năm 1990 khi tham gia quy hoạch khu trung tâm Nam Sài Gòn.
kien truc dep 24h
  Công trình sân vận động Olympic Tokyo
kien truc dep 24h
  Toà thị chính Tokyo
Tiếp nối ông là cả một thế hệ vàng KTS Nhật Bản tiếp cận nhiều hơn với thế giới theo hướng hậu-hiện đại quốc tế. Đan cử như KTS Fumihiko Maki – đào tạo ở Mỹ, hành nghề ở Nhật Bản và khắp thế giới – với nào Toà nhà Tepia, Cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo. Thế hệ tiếp nối gồm cả các KTS Sachio Otani, Arata Isozaki… Các công trình của họ nhanh chóng trở thành điển hình kiến trúc được nghiên cứu học hỏi khắp thế giới những năm cuối thế kỷ 20.
Sáng chói gần đây là KTS Tadao Ando – tự học kiến trúc và rất sáng tạo trong thiết kế, giải Pritzker 1995 – với các công trình Nhà dãy Sumiyoshi, Nhà thờ trên mặt nước, Nhà thờ Ánh sáng, Nhà triển lãm Nhật Bản tại Expo’92 ở Sevilla – Tây Ban Nha, và khá nhiều công trình xây dựng lớn ở Mỹ và trên thế giới… Ando đã từng đến nói chuyện ở Hà Nội.
kien truc dep 24h
  Một đám cưới tại Nhà thờ trên nước do Taodao Ando thiết kế
kien truc dep 24h
  Gian hàng Nhật Bản tại Expo‘92 Sevilla
Đối với miền Nam Việt Nam những năm 1960-70, phải nói không có KTS thiết kế công trình nào ở Sài Gòn mà không chịu ảnh hưởng ít nhiều của kiến trúc mới Nhật Bản. Tuy vậy, khi nhìn lại các công trình này, tôi có cảm tưởng KTS Việt mới chỉ mới nắm bắt được bóng dáng bên ngoài các mẫu hình kiến trúc Nhật – nhiều khi sao chép một cách thô thiển – và chưa thực sự nắm bắt được cái hồn kiến trúc hiện đại Nhật.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, giới kiến trúc cả nước nói nhiều đến tính ‘hiện đại và dân tộc’ trong kiến trúc, mong muốn được học hỏi cách làm của người Nhật. Các lớp KTS trẻ háo hức đi tìm hướng phát triển kiến trúc hiện đại, mơ ước thực hiện cả các công trình hậu-hiện đại, cho nên họ dễ tiếp thu các hình mẫu kiến trúc Nhật Bản, vừa gần gủi về mặt văn hóa vừa không kém hiện đại kiểu phương Tây. Nhưng phải chăng ta cũng mới chỉ nhìn ra được cái ngọn của vấn đề, mà chưa nghiên cứu kỷ làm cách nào người Nhật đã đào tạo KTS của họ. Phải chăng đó là cả một quá trình giáo dục văn hóa-mỹ thuật vừa truyền thống vừa hiện đại rất riêng của người Nhật. Trong khi giáo trình của chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ, lấy phương Tây làm trung tâm, với truyền thống đào tạo kiểu Nga, kiểu Pháp!
Vấn đề này từ lâu vẫn là một ám ảnh đối với những người nghiên cứu kiến trúc như chúng tôi. Thực ra KTS Nhật Bản đã quan niệm ra sao về tính ‘hiện đại’ trong kiến trúc, làm cách nào họ bắt kịp và cả vượt người trong trào lưu kiến trúc hiện đại và cả hậu-hiện đại thế giới?

Bài học lớn về một nền “kiến trúc hiện đại bản địa”

Có nhiều dịp gặp gỡ thảo luận với giới kiến trúc Nhật Bản, tôi đã được nghe họ đề cập nhiều về quan niệm “hiện đại” khá độc đáo. Các nhà nghiên cứu văn hóa Nhật cho rằng “hiện đại” nguyên là một khái niệm của phương Tây để chỉ một tiến trình lịch sử liên tục diễn ra ở châu Âu và sau đó ở Mỹ. Nó đặt nền tảng trên truyền thống Hy Lạp-La Mã và phát triển xuyên suốt ở phương Tây từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Cho nên, đối với giới học thuật phương Tây tất cả các truyền thống nào không lấy châu Âu làm trung tâm đều xa lạ với tính hiện đại và thường bị gọi là ‘các truyền thống khác’.
Ở nhiều cấp độ khác nhau, các nước Châu Á đã kinh qua con đường chông gai tiến tới hiện đại. Hiện đại hóa và phát triển kinh tế là những yếu tố cần thiết để hội nhập vào nền văn hóa thế giới. Người Châu Á phải xem xét lại giai đoạn thuộc địa để điều chỉnh lại những sự sai lệch vô tình hoặc cố ý. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đã phải chuyển hóa nhiều trong nội bộ để đạt được tính hiện đại mang bản sắc riêng.
Riêng Nhật Bản là nước duy nhất đạt được tính hiện đại do bản thân không bị đè nặng bởi truyền thống quá khứ hoặc di sản thuộc địa như hầu hết các nước Châu Á khác. Cho nên về tất cả các mặt văn hóa, tinh thần và nghệ thuật, Nhật Bản chẳng những đã tiếp cận mà còn đóng góp tích cực vào nền văn hóa thế giới. Nhật Bản đã dẫn đầu trong con đường hóa giải sự khống chế văn hóa và mỹ thuật của phương Tây.
Không ít nhà kiến trúc, quy hoạch đô thị Nhật ngày nay đã được sắp ngang hàng hoặc cao hơn nhiều đồng nghiệp phương Tây về cả các mặt lý thuyết lẫn thực hành. Họ đã thành công cải thiện chất lượng công trình kiến trúc, môi trường đô thị: chúng hoạt động khá hữu hiệu và mang đặc điểm Nhật Bản. Theo gương Nhật Bản, tại khắp Châu Á ngày nay đang xuất hiện một xu thế “Phục hưng” rất sinh động với những giấc mơ và tầm nhìn mới. Trong đó có tầm nhìn về quy hoạch đô thị và kiến trúc.
Suốt nửa sau của thế kỷ 20, kiến trúc Nhật Bản đã có công đi đầu trong việc xác định bản sắc riêng trong kiến trúc hiện đại thế giới. Những KTS lớn Nhật Bản Tange, Kurokawa, Maki, Ando… trong trào lưu ‘Chuyển hóa luận’ (Metabolism) đã thành công tạo ra một luồng gió mới. Theo gương họ, nhiều thế hệ KTS thuộc Thế giới thứ ba kém phát triển đã nghiêm túc soi xét lại kiến trúc hiện đại phương Tây nhắm tìm kiếm một nền ‘kiến trúc hiện đại bản địa’ phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình.
kien truc dep 24h
  Thư viện Sài Gòn do KTS Nguyễn Hữu Thiện thiết kế
Ở nước ta, xu hướng này được khởi đầu ở miền Bắc từ những năm 1960 và ở miền Nam từ trước 1975 với tên gọi ‘kiến trúc hiện đại nhiệt đới hoá’. Đó là đúc rút từ kiến trúc truyền thống những nguyên tắc cốt lõi về tỷ lệ, sử dụng vật liệu địa phương, về bố cục hình khối chặt chẽ theo công năng, điều kiện địa hình và thời tiết khí hậu địa phương… để đưa vào công trình hiện đại. Xu hướng này được nhiều nhà sáng tác coi như một trong những hướng tìm tòi đúng và có nhiều triển vọng.
Các KTS Việt ngày nay đã phần nào đạt được kết quả trong cách xử lý không gian và hoạ tiết phù hợp với khí hậu và thẩm mỹ của người xứ nóng, tạo nên những hình ảnh vừa mới lạ, vừa dễ gần.
Dù chưa hình thành rõ như một hệ thống, dù còn phải được tiếp tục vun đắp qua nhiều thử nghiệm hơn nữa, song xu hướng này sẽ ngày càng rõ nét hơn, tiệm cận tốt hơn với mục tiêu đi tìm bản sắc kiến trúc Việt trong giai đoạn tới. Nó có thể tìm đến sự giao hoà giữa con người với môi trường sinh thái và hình khối công trình, là sự tương đồng với những tư tưởng kiến trúc theo ‘chủ nghĩa vùng’ của các KTS Correa (Ấn Độ), Fathy (Ai Cập) cuối thế kỷ vừa qua. Và nếu được chăm sóc, đầu tư chiều sâu thì có khả năng đây có thể sẽ trở thành một trong những xu thế sáng tạo chính thống thời gian tới.
  (Tạp chí Kiến trúc)

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới | Kiến trúc đẹp | Công trình đáng xem nhất thế giới

Tờ TechInsider vừa giới thiệu danh sách các công trình được các kiến trúc sư nổi tiếng đánh giá là những công trình kiến trúc 'ngoạn mục' nhất thế giới. Đó là các công trình nổi tiếng sau.
Đền Parthenon ở Athens, Hy Lạp
Công trình kiến trúc đỉnh cao tiêu biểu nhất cho kiến trúc cổ của Hy Lạp. Từ việc thiết kế các cột trụ bằng đá cẩm thạch, với thiết kế tài tình để nhìn từ một khoảng cách nhất định vẫn có thể thấy sự đầy đặn… cho tới lựa chọn địa điểm xây dựng ngôi đền trên đỉnh đồi- đã cho chúng ta thấy một kiến trúc cơ bản mà tới nay các kiến trúc sư vẫn phải tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu này trong thiết kế. (Tara Imani- người sáng lập Tara Imani)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 1
Tòa nhà Quốc hội của Brazil
"Năm 1974, cha tôi, một nhà khoa học đưa gia đình đến xem thành phố mới Brasília- Thành phố được xây dựng như trong trí tưởng tượng của thế giới"- Julia Donoho (Quản lý dự án tại Equinox) nói. Toàn bộ công trình được thiết kế trong hình dạng của một chiếc máy bay, với phong cách kiến trúc hiện đại của kiến trúc sư Le Corbusier, mang đôi cánh phủ lông vũ, và phần cơ thể đã được lấp đầy với các đại sứ quán, các tòa nhà chính phủ, các tổ chức văn hóa, và một ngôi nhà Thiên Chúa. Tòa nhà Quốc hội Brazil là kiệt tác kiến trúc ngoạn mục nhất, nổi bật trong thành phố thiết kế hiện đại và thanh lịch này.
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 2
Bảo tàng Nghệ thuật ở São Paulo, Brazil
Công trình là tác phẩm của sự liều lĩnh. Được thiết kế vào năm 1968, bảo tàng được làm bằng bê-tông và kính. Phần thân chính được treo lơ lửng trên mặt đất thành hai chùm và hầu như không chạm vào các cột. Tôi cũng thích thực tế là công trình này được thiết kế bởi một người phụ nữ. (Damaris Hollingsworth, Giám đốc dự án của DLR Group)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 3
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc
"Công trình có quy mô tuyệt vời kèm tuổi thọ của thiết kế, cấu trúc phức tạp, nhưng hình thức đơn giản. Cố nội tôi nói rằng công trình xây dựng như một công trình vĩnh cửu, là minh chứng văn hóa sống động lưu truyền từ đời này sang đời khác”, Rosa Sheng- Kiến trúc sư cao cấp làm việc tại công ty Bohlin Cywinski Jackson.
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 4
Tòa nhà Đổi mới, Khoa học và Công nghệ- Đại học Bách khoa Florida, Lakeland, Florida
Khi làm việc với kiến trúc sư Santiago Calatrava, tôi từng là thành viên tham gia dự án thiết kế xây dựng tại trường Đại học Bách khoa Florida. Tôi không chỉ thích thiết kế của công trình mà tôi thực sự cảm thấy mình có sự gắn kết với công trình này, đặc biệt là với cộng đồng ở Lakeland, cũng giống như cha tôi đã từng lớn lên ở Lakeland mà tới giờ tôi vẫn thường xuyên về thăm gia đình hiện sống ở đây. (Marica McKeel- người điều hành Studio MM)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 5
Hubertus- Nhà ở Amsterdam, Hà Lan
Tòa nhà do một tổ chức bảo vệ các bà mẹ đơn thân xây dựng. Kiến trúc tổng thể của tòa nhà nhiều màu sắc nhưng vẫn mang vẻ trang nghiêm. Đó là “một dự án hiện đại đầy màu sắc trong thép, kính và bê tông nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng kiến trúc truyền thống của các công trình liền kề” (Randy Deutsch- Phó GS. chuyên ngành kiến trúc, Đại học Illinois)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 6
Tòa nhà Empire State ở New York, New York, Hoa Kỳ
Tôi muốn trở thành một kiến trúc sư kể từ khi tôi lên sáu tuổi, một phần cũng bởi vì tòa nhà này. Cha mẹ đã cho chúng tôi ngồi ở ghế sau và lái xe xuống đường bờ sông và đại lộ phía Đông (bang New Jersey), từ vị trí này chúng tôi đã nhìn được toàn cảnh của Manhattan. Các ăng-ten trên nóc tòa nhà góp phần tăng cường giá trị của tòa nhà khi cho phép hàng triệu người tiếp cận. (William J. Martin- sáng lập viên của WJM Architect)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 7
Nhà thờ Ánh Sáng ở Osaka, Nhật Bản
Công trình do kiến trúc sư Tadao Ando thiết kế tạo ra không gian đẹp, thể hiện nguyên khối, hình thức đơn giản, rộng rãi với trung tâm là ánh sáng tự nhiên xuất hiện suốt ngày. Việc nâng lên và giật cấp ánh sáng trong một không gian mở mang đến trải nghiệm kỳ diệu. (Frank Cunha III- Giám đốc điều hành của công ty kiến trúc, thiết kế FC3)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 8
Trung tâm doanh nghiệp tại Đại học East Anglia ở Norwich, Anh
Trung tâm là "một tổ hợp tuyệt vời của kiến trúc với thiết kế bền vững. Công trình tọa lạc trong khuôn viên đã giải quyết tối đa các ranh giới không gian" (Ben Adam-Smith- kiến trúc sư tại Anh, sáng lập của House Planning Help)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 9
Bảo tàng Nghệ thuật Kimbell ở Fort Worth, Texas
"Hoàn thành vào năm 1974, công trình là minh chứng cho việc phải nhìn nhận lại về bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày và đó thật sự là một kiệt tác hiện đại", Bob Borson- làm việc tại công ty kiến trúc Malone Maxwell Borson Architects, nói.
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 10
Công trình trên thác nước Fallingwater ở Mill Run, Pennsylvania, Hoa Kỳ
Công trình là ngôi nhà lớn với các ban công xây chìa ra trên thác nước là phần hiện đại duy nhất được đưa vào khu rừng tự nhiên. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất của công trình này là không có hình ảnh nào liên quan tới ngôi nhà xuất hiện: từ đường đi đến ngôi nhà. Để đi đến đây, bạn sẽ đi trên một con đường nhỏ xuyên qua khu rừng đầy gió và ngôi nhà sẽ bất ngờ xuất hiện. (Bruce Turner- kiến trúc sư tự do ở New Jersey)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 11
Tòa nhà Quỹ Barnes ở Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ
Công trình đã quá phổ biến và có nhiều vở kịch viết về nó được phát trên sóng phát thanh, nhưng khi tận mắt thấy công trình, tôi thực sự bị ấn tượng. (Lee Calisti- người sáng lập công ty Kiến trúc và Thiết kế Calisti)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 12
Nhà nguyện Notre Dame du Haut tại Ronchamp, Pháp
Công trình nổi bật với các đường nét kiến trúc thẳng đứng, mạnh mẽ, phần mái hướng lên trên thể hiện sự hướng tới tương lai, trong khi cũng tương xứng vị trí của nó ở hiện tại và quá khứ. (Jonathan R. Brown- Kiến trúc sư cao cấp tại công ty Kiến trúc, thiết kế đô thị JHP)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 13
Thư viện Bibliothèque Sainte-Geneviève ở Paris, Pháp
Hoàn thành vào năm 1850, được xem như là hộp ngọc huyền diệu trong một tòa nhà. Thư viện bao bọc bên ngoài bởi một lớp đá xám cổ điển giấu trong lòng một phòng đọc đầy ánh sáng được chia thành 2 phần bên dưới 2 mái vòm bằng thép. Đó là nhận xét của Jared Banks, kiến trúc sư làm việc tại Shoegnome Architects.
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 14
Viện cư trú Sheats Goldstein ở Los Angeles, California
Còn được biết đến với cái tên The Big Lebowski, đó là công trình khiến bạn phải thốt lên bởi thiết kế táo bạo, ngoài sức tưởng tượng- Evan Troxel- chuyên gia thiết kế tại HMC nói.
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 15
Trung tâm bay TWA tại sân bay JFK ở Jamaica, New York, Hoa Kỳ
Trung tâm bay TWA được biết đến là công trình thiết kế trước thời đại máy tính, và được biết đến là công trình đi trước thời đại. Công trình sử dụng kính và bê tông để mang đến cảm giác mạnh nhất của sự phấn khích, kỳ diệu và lãng mạn. Mỗi điểm nhìn cũng như mọi góc đều mang đến sự ngạc nhiên. 50 năm sau khi mở cửa, bằng cách nào đó, công trình vẫn không bị cảm giác lỗi thời. (Joseph E David- Kiến trúc sư ở New Jersey)
     
16 công trình kiến trúc kinh ngạc nhất thế giới  - ảnh 16
Vân Vân (theo TechInsider)

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

12 tin nổi bật trong chuyên mục Công nghệ Vật liệu

1.Thủ tướng phê duyệt Đề án áp dụng BIM

kien truc dep
Việc áp dụng BIM hướng tới mục tiêu thực hiện tiết kiệm ít nhất 30% về chi phí quy đổi tổng hợp từ các chủ thể có liên quan thực hiện áp dụng BIM, tăng cường tính minh bạch và thuận lợi trong quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Trong đó, chi phí xây dựng tiết kiệm khoảng 10% (trong đó giảm lãng phí về vật liệu xây dựng khoảng 20%); giảm thời gian thi công xây dựng khoảng 10% so với tiến độ được phê duyệt; giảm thời gian thiết kế, điều chỉnh thiết kế khoảng 10%; giảm các yêu cầu sửa đổi do sự không phù hợp của thiết kế khoảng 40%.
Đề án hướng tới xây dựng hành lang pháp lý và tạo sự đồng thuận trong xã hội tiến tới áp dụng BIM một cách rộng rãi.

2. Phần mềm lại khiến vẽ tay thăng hoa trong kiến trúc


Chúng ta vẫn nghĩ thời đại kỹ thuật số giết chết những kỹ năng như vẽ tay, diễn họa màu nước, nhưng sản phẩm mới của Microsoft chứng minh điều ngược lại: thậm chí nâng tầm vẽ tay lên 1 bậc.
Đó làm phần mềm Mental Canvas của Microsoft, đây không phải là phần mềm đầu tiên có tham vọng muốn đem trải nghiệm vẽ tay vào trong không gian 3D, nhưng đây là phần mềm đầu tiên đem tới trải nghiệm vẽ tay hoàn hảo trong không gian 3 chiều mà không cần dùng tới những ràng buộc của môi trường CAD điển hình. Phần mềm này sẽ được công bố cuối năm nay cùng với sự ra mắt của phần cứng Microsoft Surface & Surface Studio

3. Những vật liệu ứng dụng trong công trình xanh

kt

  Trong thực hành kiến trúc xanh, bên cạnh các giải pháp liên quan đến việc khai thác các yếu tố tự nhiên như nắng, gió, mặt nước và cây xanh…thì việc lựa chọn và quyết định sử dụng các vật liệu xây dựng và hoàn thiện cũng rất đáng được quan tâm. Những sản phẩm và vật liệu thân thiện dưới đây đang được sử dụng và phát triển rộng rãi.

4. Sở hữu máy phát điện dùng cả đời chỉ bằng giá tiền của một chiếc iPhone

kien truc dep
Chỉ với giá thành của một chiếc iPhone, bạn sẽ có được một chiếc máy phát điện có thể dùng cả đời. Đây là dự án của hai chàng trai Ấn Độ, bằng việc phát triển một tuabin gió với chi phí thấp để tạo ra 3-5kW điện mỗi ngày, hứa hẹn sẽ mở ra vô vàn cơ hội cho những khu vực thiếu thốn điện năng.

5. TetraPOT – sử dụng rừng ngập mặn để phát triển hệ thống phòng thủ biển xanh

kien truc

  Trụ chắn sóng – những kết cấu bê tông có hình dáng giống như một loại giắc cắm đồ chơi kích thước lớn, bảo vệ các bờ biển trên khắp thế giới khỏi những con sóng nguy hiểm. Tuy nhiên chúng lại không bền vững và đồng thời cũng không thân thiện với môi trường. Những trụ chắn sóng này ảnh hưởng đến cảnh quan dọc bờ biển và có xu hướng bị bật ra theo thời gian do sự tác động liên tục của sóng biển. Lấy cảm hứng từ những trụ chắn sóng để tạo ra một “hệ thống phòng thủ biển xanh”, nhà thiết kế Đài Loan Sheng-Hung Lee đã thiết kế TetraPOT, một sự kết hợp giữa trụ chắn sóng bê tông với rừng ngập mặn tự nhiên.

6. EcoPOWER- Giải pháp giảm thiểu số lượng máy điều hoà

vat lieu kien truc dep 2016
Mùa hè ở Seattle thường rất nóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên sinh viên và các nghiên cứu sinh ở phòng thí nghiệm kỹ thuật phân tử mới thuộc đại học Washington đã có thể sinh hoạt và học tập khá thoải mái mà không cần sử dụng điều hòa không khí.
Năm 2013, trường hợp tác cùng các kỹ sư và kiến trúc sư của văn phòng ZGF để bắt đầu thiết kế và xây dựng một phòng nghiên cứu mới. Các kỹ sư đến từ AEI đã nghiên cứu một giải pháp thông gió có thể mang đến không khí dễ chịu trong khi vẫn giữ được chi phí thấp. Họ bị thu hút bởi  hệ thống mới của Edmonds, một nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực về các giải pháp thông gió hiệu quả. Edmonds đã kết hợp thông gió tự nhiên ( dưới tác dụng của trọng lực ) và thông gió cơ học để đạt được hiệu quả về năng lượng cho một sản phẩm phù hợp hoàn hảo với nhu cầu của trường.

7. Bê tông trồng cỏ: giải pháp phủ xanh mặt đường, sân

Bê tông trồng cỏ là một giải pháp tuyệt hảo được lựa chọn thay thế cho giải pháp bê tông thông thường. Đây là sản phẩm tạo nên tính độc đáo cả về mặt kết cấu cũng như tính hiệu quả tối ưu nhờ vào một số đặc điểm nổi bật như bề mặt bê tông đúc tại chỗ, nguyên khối và có tính chịu lực rất tốt.

8. Sàn nhẹ không dầm Nevo: một giải pháp xanh trong xây dựng

vat lieu kien truc dep 2016
Được làm từ nhựa tái chế Polypropylen, hộp NEVO® giúp tạo các sàn phẳng không dầm làm việc hai phương vượt nhịp lớn. Hộp có 4 chân hình côn giúp tạo lớp bê tông dưới bao phủ lớp thép chính, có các phụ kiện kết nối định vị các hộp lại với nhau tạo nên một hệ dầm chữ I trực giao vững chắc. Hộp NEVO® giúp giảm đáng kể tải trọng bản thân bằng cách giảm tới 30% khối lượng bê tông sàn và giảm lượng ít nhất 15% lượng thép sàn sử dụng.Ngoài ra nhờ giảm tải trọng bản thân sàn (sàn chiếm 60% trọng lượng toàn công trình) nên mang đến các những ưu thế vượt trội:
  – Giảm ít nhất 5% chi phí xây dựng phần thô
  – Giúp vượt nhịp lớn (lên tới 20m), bỏ đi các cột và cọc không cần thiết, tiết kiệm vật liệu và nhân công làm thép, đổ bê tông và đào đất.
  – Giảm tải trọng lên cột, móng giúp giảm bê tông và thép
  – Sàn phẳng không dầm tiết kiệm chiều cao so với công trình với hệ sàn dầm truyền thống, giảm chi phí xây tô và vỏ bao.

9. Warka Water: thiết bị thu nước từ không khí

vat lieu kien truc dep 2016
Thiết bị cung cấp giải pháp cho những nơi khô hạn
Ý tưởng Warka water cũng xuất phát từ tự nhiên. Tác giả của ý tưởng – kiến trúc sư Arturo Vittory đã lấy cảm hứng từ cơ chế hút nước của cây xương rồng, sự ngưng tụ nước trên mạng nhện, và cơ chế gom nước của cánh hoa sen.
  Cuối cùng, Warka water ra đời, với khả năng gom nước từ sương mù, hơi ẩm trong không khí, đẩy quả một màng lọc xuống bể chứa nước. Và bạn biết không, Wakar Water có thể gom tới 1000 lit nước mỗi ngày.

10. Sinh viên sáng chế máy in 3D cho xây dựng

vat lieu kien truc dep 2016
Dù ngành công nghiệp xây dựng đang là sân chơi của những tập đoàn lớn với những dự án ngân sách khổng lồ, nhưng vẫn có nhiều công ty startup nhỏ hay thậm chí là những cá nhân đã ghi dấu ấn khi tạo ra các công trình mang tính đột phát với công nghệ in 3D. Một trong số đó chính là Alex Le Roux, sinh viên kỹ thuật cơ khí trường đại học Baylor Univeristy ở Taxas.

11. Kiểm soát tiếng ồn trong công trình

vat lieu kien truc dep 2016
Trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 và từ đầu thế kỷ 21 đến nay, tại rất nhiều các cuộc hội thảo quốc tế, các nhà khoa học vẫn khẳng định “kiểm soát tiếng ồn” vẫn là nhiệm vụ trong tương lai. Còn hiện tại để thực hiện trọng trách này, các nhà nghiên cứu sản xuất và ứng dụng đã hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu và đạt được những kết quả to lớn. Trong đó, các giải pháp chống ồn đối với công trình dân dụng được chú trọng về mặt tính năng kỹ thuật, tính thẩm mỹ yêu cầu trong thi công xây dựng và được chia theo mục đích xử lý:
  – Cách âm nội thất.
  – Cách âm ngoại thất.

12. Tre, nứa – “thép xanh” làm mát cho công trình

vat lieu kien truc dep 2016

  Vật liệu tre, nứa vốn dĩ đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài các công dụng trong kết cấu, nội, ngoại thất, tre, nứa còn là một giải pháp vật liệu hữu hiệu trong việc chống nóng cho công trình.
Với tính chất dẻo dai, màu sắc tươi sáng, tre và nứa vừa có thể được sử dụng trong kết cấu, vừa mang tính trang trí cho công trình.
Theo Bambou Habitat, nhà bằng tre có độ bền vững không thua kém gì các nhà gỗ. Ở Nhật, có những căn nhà tre tuổi thọ hơn 200 năm. Không chỉ dễ uốn, tre thực ra còn rất cứng (hơn gỗ sồi 27%), và được mệnh danh là “thép xanh”, với những đặc tính cơ học phù hợp cho xây dựng hơn nhiều so với các loại gỗ.
Nguồn trích dẫn kienviet