Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Đền bù đất dự án tại Phú Quốc: Thờ ơ với quyền lợi người dân

Nhiều sai phạm trong đền bù, giải tỏa
Theo thông tin chúng tôi có được, năm 2014 Thanh tra Chính phủ có báo cáo kết luận về công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng ở Kiên Giang, phát hiện rất nhiều sai phạm trong việc cấp phép đầu tư dự án (DA) tại huyện đảo Phú Quốc.
Trong gần 100 DA bị Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi có khoảng quá bán có chức năng du lịch, trong số đó hơn 50% là du lịch sinh thái. Không chỉ những DA trái quy hoạch được cấp phép, nhiều DA thuộc diện bị đề nghị thu hồi do cấp trùng diện tích đất như khu du lịch ở Bãi Vòng (xã Hàm Ninh) của Công ty cổ phần địa ốc Mỹ Phú (giao cho DNTN An Lộc), khu nhà vườn của Công ty TNHH Thiên Hà và khu du lịch, biệt thự cao cấp (đều ở Rạch Hàm, xã Hàm Ninh) lại được cấp cho DA sân golf Bãi Vòng…
Tính đến thời điểm hiện tại “đảo ngọc” Phú Quốc có khoảng 230 DA đầu tư với tổng diện tích đăng ký hơn 10.700ha, nhưng số đang triển khai thi công rất ít. Ngay tại khu vực Bãi Trường, chúng tôi nhận thấy rất ít DA triển khai, đa phần đều đang chờ xét duyệt hoặc chưa đền bù xong.
Chính những việc làm không đồng nhất giữa địa phương – chủ đầu tư, chủ đầu tư – người dân và người dân – địa phương đã trở thành rào cản vướng mắc dẫn đến việc đầu tư chậm (DA treo), gây tổn thất nặng nề về kinh tế cho cả người dân lẫn các đơn vị đầu tư tại đây.
Có đất nằm trong DA Khu du lịch – dân cư Nam Bãi Trường xã Dương Tơ nhưng thấy việc áp giá đền bù không thỏa đáng, chị P.B.C gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện Phú Quốc và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện nhưng các cơ quan này vẫn “im hơi lặng tiếng”.
Quá bức xúc chị C. tìm đến hai cơ quan nói trên yêu cầu lãnh đạo trả lời nhưng đều bị đùn đẩy trách nhiệm. Vụ việc chưa được giải quyết nhưng khoảng đầu tháng 1-2014, toàn bộ gần 3ha đất của chị trong đó có cả hoa màu, cây ăn trái đã bị chủ đầu tư san bằng
Đùn đẩy trách nhiệm
Nhiều chủ đầu tư đã vô tư san ủi nhà đất của dân, trong khi chưa giải quyết những quyền lợi chính đáng cho họ, chủ đầu tư còn ngang nhiên cưỡng đoạt khi không có quyết định thu hồi. Điều đáng buồn là hầu hết khiếu nại, khiếu kiện của người dân đều gặp phải sự thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm từ cơ quan hữu trách. Dân cầu cứu chính quyền địa phương thì được hướng dẫn lên huyện, tới huyện thì được chỉ qua Trung tâm Quỹ đất, còn cơ quan này bảo phải chờ ý kiến lãnh đạo. Gặp được lãnh đạo huyện thì được “phán” tỉnh đang xem xét…
Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi để làm DA Nam – Bắc Bãi Trường đang lâm vào tình cảnh khốn khó vì chưa nhận được tiền đền bù hay đền bù không thỏa đáng. Một số hộ không hiểu vì lý do gì vẫn được “ưu ái” hỗ trợ tiền đền bù một cách nhanh chóng và gấp 3 lần bởi vì là dân địa phương, trong khi đó người ngoài tỉnh vì thấy được tiềm năng đã vận động người thân, thậm chí vay ngân hàng mua đất đầu tư tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế tại “đảo ngọc” nhưng đã trắng tay bởi chính sách áp dụng đền bù khó hiểu này từ các cơ quan hữu trách huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Ông Lê Kim C. (TPHCM) bức xúc: “Rất nhiều DA, trong đó có Bãi Trường, nhiều hộ dân tại địa phường có giá đền bù, hỗ trợ lên đến 300% (gấp 3 lần) so với chúng tôi, những người từ nơi khác đến đây mua đất canh tác. Rất mong các cơ quan hữu trách, chủ đầu tư có phương án, kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ đất…”.
Còn ông Đ.N.Q (TPHCM) chán nản trình bày: “Chúng tôi mua đất của người quen, chưa kịp sang tên thì đất nằm trong DA. Không được chủ đầu tư đền bù, trên mảnh đất gần 1ha có căn nhà nhỏ cũng không được kê biên và chưa có chính sách hỗ trợ nào từ chính quyền sở tại. Tháng 10-20014 gia đình đã làm đơn yêu cầu UBND huyện Phú Quốc giải quyết nhưng đầu tháng 1-2015 chúng tôi mới được ông Nguyễn Văn Toàn – cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Phú Quốc mời ra làm việc hẹn ít ngày nữa lãnh đạo UBND huyện Phú Quốc sẽ trả lời cho gia đình, nhưng hơn hai tháng nay vẫn không có phản hồi. Sốt ruột, chúng tôi gọi điện cho ông Toàn thì được yêu cầu bổ sung hộ khẩu của người bán đất trước đây(!) và có thái độ xem thường, thách thức đi thưa kiện…”.
Về phần mình, phía UBND huyện Phú Quốc, Trung tâm quỹ đất huyện… đều cho rằng việc người dân có đất tại Phú Quốc được đền bù, hỗ trợ gấp 3 lần vì họ có hộ khẩu thường trú tại địa phương hay có đăng ký tạm trú tạm vắng, còn người từ nơi khác đến đầu tư phải chờ ý kiến từ UBND tỉnh (!). Một lãnh đạo của Trung tâm quỹ đất huyện Phú Quốc cho biết, mọi chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được giải quyết theo Nghị định 69 (năm 2009) của Chính phủ và quyết định 31 (năm 2013) của UBND tỉnh Kiên Giang.
Điều đáng nói là trong cả hai nghị định và quyết định trên không hề có điều, khoản nào quy định việc bồi hoàn, hỗ trợ lại “o ép” người dân từ nơi khác đến đầu tư như vậy. Phải chăng có điều gì khuất tất trong việc này? Những việc làm trái khuấy ấy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, đặc biệt là người ngoài tỉnh, về cả tinh thần lẫn vật chất. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, UBND huyện Phú Quốc cùng các đơn vị hữu trách nhanh chóng vào cuộc và sớm có biện pháp giải quyết thấu tình đạt lý.
Theo CATP

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

8 kiến trúc nổi tiếng của Đà Nẵng

1. Khu vui chơi giải trí Fantasy Park
12-Fantasy-Park
Nhằm phát triển khu du lịch Bà Nà Hills, được xây dựng dựa trên 2 bộ tiểu thuyết nổi tiếng là “Hành trình vào trung tâm trái đất” và “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, Fantasy Park đã trở thành khu vui chơi giải trí mang đẳng cấp quốc tế mà bạn không thể bỏ qua khi tới Đà Nẵng.
ba-na-hills-da-nang-4
Được thiết kế nhiều trò chơi ở nhiều thể loại, từ trò chơi mạo hiểm đến những trò chơi cảm giác mạnh hay trò chơi vui nhộn…, Fantasy Park chắc chắn sẽ khiến mọi lứa tuổi cảm thấy vô cùng thích thú. Bên cạnh đó, hệ thống nhà hàng với các món ăn từ Châu Âu tới Châu Á và các quầy hàng lưu niệm đa dạng về chủng loại cũng đáp ứng được nhu cầu của tất cả các vị khách dù khó tính nhất.
ba-na-hills-da-nang-5
Fantasy Park cũng nổi tiếng là khu vui chơi giải trí trong nhà duy nhất ở Việt Nam và thế giới tọa lạc trên đỉnh núi. Từ những bộ phim 3D, 4D thậm chí là 5D đến những khu tháp rơi tự do trong nhà hay khu sân chơi xe điện đụng… chắc chắn sẽ đem đến cho bạn và gia đình những trải nghiệm ấn tượng và sâu sắc nhất.
2. Làng Pháp ở Đà Nẵng
ba-na-hills-da-nang-2
Mang những kiến trúc cổ xưa tiêu biểu của Châu Âu, làng Pháp ở Đà Nẵng là một điểm đến lý tưởng cho bạn. Được đầu tư với số vốn lên tới 70 triệu USD và đồng thời được tư vấn bởi những tập đoàn kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như khách sạn như Falcon’s Treehouse, Accor, Hostasia…, chắc chắn Làng Pháp sẽ trở thành khu nghỉ dưỡng lý tưởng nhất mang tầm cỡ quốc tế.
ba-na-hills-da-nang-6
Mặc dù đến 30 tháng 4 tới đây mới hoàn thành và được đưa vào sử dụng nhưng một số hình ảnh của khu nghỉ dưỡng làng Pháp cũng đủ để quyến rũ bất kỳ vị du khách nào.
3. Tượng đài mùng 2-9 Đà Nẵng
Để tưởng nhớ công ơn của những chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, nơi đây chắc chắn là một điểm dừng chân tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng những người dân yêu nước.
da-nang-1
Trong suốt cuộc chiến vĩ đại ấy đã có hàng lớp những người lính nằm xuống. Máu của những anh hùng đã thấm đẫm trên từng tấc đất của quê hương ta. Để tưởng nhớ công lao của các anh cho nền hòa bình ngày nay, trên khắp cả nước ta có rất nhiều tượng đài tưởng niệm. Tượng đài mùng 2-9 chính là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất trong số đó.
4. Thành Điện Hải Đà Nẵng
thanh-dien-hai03
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, được xây dựng gần cửa biển của thành phố Đà Nẵng dưới thời vua Gia Long thứ 12 vào năm 1813. Sau đó đến thời vua Ming Mạng thứ 4 (1823) mới được đưa vào trong đất liền và xây bằng gạch trên một gò đất cao ở tả ngạn sông Hàn. Cuối cùng đến năm 1835 (năm Minh Mạng thứ 15) thì được cho đổi tên thành Điện Hải.
mot-goc-thanh-dien-hai-da-nang
5. Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng
Tên khác: Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng hay Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng cũng là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Đà Nẵng. Mang đậm phong cách thiết kế của Pháp những năm đầu của thế kỷ 20, nhà thờ Con Gà là điểm đến nhất định phải đến của những tín đồ ngoan đạo. Nằm giữa phố Trần Phú, trái ngược với sự sôi động của thành phố Đà Nẵng, nhà thờ Con Gà vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ kính, trầm mặc, tựa như sự ồn ào của thành phố trẻ không thể tác động đến nó vậy.
Nhà_thờ_Con_Gà_Đà_Nẵng-1
Nhắc đến thành phố Đà Nẵng cũng không thể bỏ qua kiến trúc độc đáo của những cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hàn thơ mộng. Những cây cầu đặc biệt có thể kể đến như:
6. Cầu Nguyễn Thị Lý
cau-nguyen-thi-ly
Đây là cây cầu cổ nhất của thành phố cũng là nơi chứng kiến nhiều thăng trầm từ ngày còn chiến tranh tới khi thống nhất tổ quốc cho tới ngày nay. Trước đây cầu Nguyễn Thị Lý chỉ là một cây cầu sắt và có tên là cầu Trịnh Minh Thế. Sau này, cầu được đổi sang cái tên như ngày nay. Đến năm 2009, thành phố Đà Nẵng quyết định nâng cấp cầu để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Đây là cây cầu đầu tiên được xây dựng sàn vọng cảnh. Du khách có thể đi thang máy lên sàn vọng cảnh trên cầu và ngắm trọn vẹn vịnh Đà Nẵng trong tầm mắt.
7. Cầu treo dây võng Thuận Phước
cau-thuan-phuoc
Được khánh thành vào năm 2009, cầu Thuận Phước là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng mỗi khi nhắc đến cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam này. Bắc ngang qua sông Hàn, nối liền Bán đảo Sơn Trà và quận Hải Châu, cầu Thuận Phước đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngành du lịch của thành phố. Được trang bị hệ thống đèn hiện đại, mỗi buổi tối đi ra đây chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi sự lộng lẫy của nó.
8. Cầu Rồng
cau-rong
Đây chắc chắn là cây cầu có kiến trúc độc đáo nhất mà bạn không thể không đến thăm khi đến Đà Nẵng. Kết hợp giữa nghệ thuật và công năng, cầu Rồng mang một kiến trúc có một không hai trên thế giới. Dù là những ngày thường hay những ngày mà Rồng phun nước, phun lửa cũng thu hút rất nhiều người ghé thăm. Vẻ tráng lệ, mỹ miều của nó mỗi khi phun nước, phun lửa luôn khiến mọi người choáng ngợp. Nó dường như đã trở thành biểu tượng của thành phố trẻ Đà Nẵng đang không ngừng vươn lên sánh ngang với các thành phố lớn trên thế giới.
Nguồn internet

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Vẽ đẹp hút hồn của bãi khem, Phú Quốc

Nằm cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 25 km, Bãi Khem (phía Nam đảo Phú Quốc, Kiên Giang) là địa danh mới đang được yêu thích ở Phú Quốc.
xay dung phu quoc ve dep phia nam dao bai khem
Trải dài thoai thoải hình vòng cung với một viền cát trắng nổi bật giữa màu xanh cây rừng và biển khơi lồng lộng, bãi Khem là một trong những bãi biển đẹp nhất Phú Quốc với cát trắng mịn như kem, nước xanh ngắt màu ngọc bích nhìn thấu đáy mang đến cảm giác thư thái lạ thường.
Xây dựng Phú Quốc: Vẻ đẹp hút hồn của bãi Khem, Phú Quốc
Không dài rộng phóng khoáng như bãi Trường hay một số bãi biển nổi tiếng khác trên đảo Ngọc, mà bãi Khem với đường cong quyến rũ làm say lòng du khách bởi triền cát trắng phau mê hoặc.
Cát biển nơi đây không mang màu vàng tươi hay vàng đậm ngả sang nâu như sắc biển nhiều vùng khác mà trắng mịn tựa như kem.
Hạt cát ở đây có độ lắng và mịn tới mức, cho dù đặt chân lên nhưng cát vẫn im lìm chìm xuống, không làm nước bị vẩn đục. Đây là điểm đặc biệt nhất, hiếm có nơi nào có được bãi cát trắng đặc thù như vậy. Với vẻ độc đáo rất riêng, bãi Khem là địa danh không nên bỏ lỡ khi du khách tới thăm Phú Quốc.
Cát ở đây có độ lắng và mịn tới mức, cho dù đặt chân lên nhưng cát vẫn im lìm chìm xuống, không làm nước bị vẩn đục. Đây là điểm đặc biệt nhất, hiếm có nơi nào có được bãi cát trắng đặc thù như vậy. Với vẻ độc đáo rất riêng, bãi Khem là địa danh không nên bỏ lỡ khi du khách tới thăm Thiết kế kiến trúc tại Phú Quốc .
Đặc biệt, cạnh bãi Khem, du khách có thể ghé thăm Mũi Ông Đội với địa hình độc đáo hai mặt giáp biển. Ở vị trí hiếm có trên thế giới, Mũi Ông Đội là nơi duy nhất du khách có thể ngắm mặt trời mọc và lặn ở cùng một vị trí.
Cảnh quan sinh động với hình thế độc đáo, bãi cát trắng mịn, các ghềnh đá, bãi đá hùng vĩ và những rặng san hô nhiệt đới đa sắc màu… mang tới trải nghiệm chưa từng có về một thiên đường biển nhiệt đới hiếm có trên thế giới.
Nơi đây còn là một điểm câu cá, lặn ngắm san hô lý tưởng tại Phú Quốc.
Phía cuối bãi biển là di tích Giếng Tiên, giếng nước ngọt nằm ngay sát bờ biển nhưng không bao giờ cạn. Chỉ là một mạch nước ngầm nhỏ nhưng theo người dân địa phương, dù có lấy đi bao nhiêu nước, thì giếng cũng không bao giờ cạn. Thậm chí, khi thủy triều lên tràn gần tới mé nước, thì nước trong hồ cũng không hề nhiễm vị mặn.
Tới thời điểm này, Bãi Khem và Mũi Ông Đội đang chưa nhiều các bàn chân khám phá bởi nơi đây được quân đội quản lý đến năm 2009.
Níu chân du khách bởi vẻ nên thơ, Bãi Khem và Mũi Ông Đội là điểm đến mới hấp dẫn và ấn tượng, mang tới những trải nghiệm độc đáo cho du khách. Thiết kế kiến trúc tại Phú Quốc: Vẻ đẹp hút hồn của bãi Khem, Phú Quốc Tới đây, khi quy hoạch đảo Ngọc Phú Quốc được thực hiện, khu vực An Thới – thị trấn Dương Đông trở thành một trục chính của quy hoạch, chắc chắn Bãi Khem và Mũi Ông Đội sẽ trở thành những địa danh không thể bỏ lỡ cho những du khách ưa khám phá.
(Theo Pháp Luật Việt Nam)

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

1. Dinh Độc Lập
    Dinh độc lập. Ảnh: ditich.dinhdoclap
KIen-truc-dep-hcm-1.jpg
Dinh Độc Lập tên gọi trước đây là Dinh Norodom được khởi công ngày 23/2/1868 do kiến trúc sư Hermite phác thảo, đến năm 1871 thì hoàn thành. Công trình được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Năm 1962 sau cuộc đảo chính dinh mới được xây lại trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ngày nay, Dinh Độc Lập là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.
2. Nhà hát lớn
    Nhà hát lớn TP HCM. Ảnh: edensaigonhotel.
2-3641-1389841063.jpg
Nhà hát lớn Thành phố nằm trên đường Đồng  Khởi, quận 1, được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Hoàn thành ngày 1/1/1900, nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố.
3. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: tour-asia
3-7158-1389841064.jpg
Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, thuộc Tổng giáo phận TP HCM. Tháng 8/1876 nhà thờ được chính thức xây dựng do kiến trúc sư J. Bourard chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng, đến ngày 7/10/1877 thì hoàn thành. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và cả nước ngoài.
4. Việt Nam Quốc Tự
    Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: panoramio
4-7218-1389841064.jpg
Ngày 26/4/1964, Việt Nam Quốc Tự được khởi công dưới sự giám sát của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Chùa được xây dựng với một ngôi tháp 7 tầng mái cong, chạm trổ tinh vi trong không gian thiên nhiên rộng rãi, với các cảnh quan đặc sắc hài hòa mang đậm bản sắc phong cách kiến trúc Việt Nam. Đến nay, chùa Việt Nam Quốc Tự vẫn là điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo xa gần và đông đảo các du khách khi đến với TP HCM.
5. Bưu điện trung tâm Sài Gòn
    Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ảnh: panoramio
5-2876-1389841065.jpg
Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tạo nên sự tương tác sinh động, đẹp mắt và trở thành tâm điểm của Sài Gòn ngày nay.
6. Chợ Bến Thành
    Chợ Bến Thành. Ảnh: tapchinhadep
6-4511-1389841065.jpg
Chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm xây dựng và tên gọi, đến năm 1912 chợ được khởi công xây dựng và hoàn thành tháng 3/1914 với tên Bến Thành đến ngày nay. Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng bắc, nam, đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang.
7. Đường hầm sông Sài Gòn
    Đường hầm sông Sài Gòn về đêm. Ảnh: SGTT
7-5005-1389841066.jpg
Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á. Sau gần 7 năm xây dựng, ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Đường hầm hoàn thành giúp kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố.
8. Trụ sở UBND TP HCM
    Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: didau.org
8-4431-1389841066.jpg
Trụ sở UBND TP HCM trên đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1 là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.Trước khi trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM, tòa nhà có tên là Dinh Xã Tây, sau đổi thành Tòa Đô Chánh Saigon. Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất TP HCM.
9. Bến Nhà Rồng
    Bến Nhà Rồng. Ảnh: panoramio.
9-5093-1389841066.jpg
Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Cũng chính tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.
10. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: SGTT
10-9800-1389841066.jpg
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục nghìn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước. Ngày 28/11/1927 bảo tàng chính thức được xây dựng theo ban thiết kế của kiên trúc sư Delaval với lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”. Sau ngày 30/4/1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp quản nguyên vẹn. Ngày 26/8/1979, ngành chức năng đã đổi tên là Bảo tàng Lịch sử TP HCM, sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM cho đến nay.
Paka Jatrang (tổng hợp)